…rằm tháng tám…

ngước nhìn trời đêm
ánh trăng tròn nhắn ta trở về
có mẹ có cha
có ông bà cùng lũ nhỏ
bên cạnh nhau
lòng dâng lễ hội
…là trung thu, là tết đoàn viên…

www.lehoitrungthu.com

Thời gian quay vội, cuộc sống mưu sinh đôi khi chúng ta quên mất có một ngày gọi là Trung thu, quên mất những kỉ niệm mình từng có, quên mất những giá trị thực sự làm nên ngày Tết đoàn viên.

Hãy cùng xem những tâm tư của nhiều người vẫn hoài niệm mùa Trung thu thơ bé từ khắp mọi miền… để gần nhau hơn. Chỉ cần ở bên người mà chúng ta thương yêu là đã trọn vẹn lắm rồi…

“Ngày thu lân nguyệt sum vầy
Đoàn viên xin chúc đong đầy tình thân!”

Lời chúc trao nhau!
www.lehoitrungthu.com

Chúng ta sẽ không còn Giãn cách!

“Trung thu 2024 sẽ diễn ra vào ngày Thứ 3, ngày 17/9 Dương lịch”

— Lễ Hội Trung Thu, Rằm tháng 8

Ăn bánh và thưởng trà chính là truyền thống văn hoá lâu đời của nhiều gia đình người Việt đêm Trung thu!

Vị ngọt bánh trung thu kết hợp cùng vị đắng trà Linh Chi Khang Nam như một mỹ vị cuộc sống!


Tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy

Phan Kế Bính

Phong tục Tết Trung thu

Theo cụ Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, “dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi…”. Đồ chơi trẻ em trong Tết trung thu là các thứ bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá,….Trẻ em buổi tối đêm trung thu, dắt díu nhau kéo co, bắt cái hồ khoan, rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.

Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau!

Tết Trung Thu Việt Nam

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.

Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn.

Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng 8 gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.


“Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười”
(Tản Đà)

“Cảnh thu nay đúng nửa rồi
Trăng thu thêm sáng khung trời thêm cao
Lầu nam ai rót rượu đào
Tiếng tơ tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng”
(Đỗ Phủ)


Cần Bán


Liên hệ Quảng cáo sản phẩm mùa Trung Thu


Lời gọi trở về!

…dù bao trăn trở bôn ba
trung thu là để về nhà đoàn viên…

Lễ Hội Trung Thu
www.lehoitrungthu.com